Review sách combo Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn - Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con

Review sách combo Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn - Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con

·

4 min read

Hai cuốn này của tác giả người Nhật Masaru Ibuka (nhà sáng lập Tập đoàn Sony) có lẽ sẽ không xa lạ đối với những ai đã có ý định tìm hiểu về phương pháp giáo dục cho con. Tuy nhiên, tôi cũng vừa đọc xong, cũng muốn note lại một số ý để còn lục lại về sau, cũng là để con cái sau này nó có đọc blog còn biết bố mẹ cũng có tâm thế nào :)

image.png

Tổng quan

Về cơ bản nội dung 2 quyển này tôi thấy cũng same same nhau, quyển chiến lược là ra sau, chủ yếu củng cố nội dung cho quyển trước. Đúng như tiếng tăm của nó, tôi thấy rất phù hợp với gu của tôi về sách giáo dục. Cơ bản tôi không thích kiểu sách nói kinh nghiệm kiểu con tôi giỏi như thế này thế kia, tôi đã cho con học cái này cái kia nên nó được thế, hay kiểu nói dân Do thái giỏi lắm, họ từ nhỏ đã làm kiểu này kiểu kia,... Nhiều người đọc cứ thế cắm đầu làm theo mà không biết có phù hợp hay không. Tác giả Ibuka chọn cách đưa thông tin đậm chất bác học, chỉ đưa ra nguyên lý, các nguyên tắc cơ bản và quan điểm của ông, việc mọi người từ đấy triển khai như thế nào thì tùy trường hợp mà làm. Điều này bắt buộc người đọc sau khi đọc vẫn phải nghiên cứu và động não thêm để đưa ra các chiến lược riêng của mình chứ không phải kiểu ăn sẵn cứ thế mà làm. Tuyệt vời!

Các quan điểm được củng cố

Nhìn chung 2 quyển sách này được viết chắc cũng phải hơn 30 năm rồi nên cơ bản các quan điểm trong sách cũng không nhiều thứ mới mẻ. Có thể thời điểm tác giả viết thì nó chính là cuộc cách mạng. Điều đó lại càng cho thấy các nội dung trong sách đưa ra rất thiết thực và qua năm tháng đã được thế giới công nhận, hiện tại đã thành những thứ rất đỗi quen thuộc. Ví dụ những use case như cho con nghe nhạc từ bé hay cho con đi bơi từ lúc sơ sinh, hay việc kệ con khóc ăn vạ nơi đông người,... Cơ bản xuyên suốt 2 quyển sách tôi thấy có 4 quan điểm mà tác giả muốn truyền đạt cho các bố mẹ:

  • Có thể dạy con từ khi vừa lọt lòng, thậm chí lúc mang thai, đến trước 3 tuổi là thời kỳ học nguyên mẫu, tức là đưa cho con gì thì nó sẽ ghi nhớ nguyên mẫu, thời kỳ này nên theo kiểu nhồi nhét càng nhiều càng tốt (tất nhiên những thứ bố mẹ cho là tốt thôi). Sau 3 tuổi bắt đầu có nhận thức rồi thì việc dạy cần cẩn thận hơn và đâu đó cũng khó khăn hơn.
  • Dạy con là việc dài, ngày qua ngày, không thể ngày một ngày hai, điều bắt buộc và đương nhiên là cả bố cả mẹ đều phải tham gia liên tục vào quá trình này.
  • Giáo dục không thể có 1 giáo trình chung cho tất cả mọi người, quan điểm của tác giả là dạy học theo sách giáo khoa, bắt ai cũng phải học giống nhau là việc làm hết sức vô lý, là do không có đủ giáo việc dạy cho mỗi học sinh một kiểu nên mới phải làm như thế. Đương nhiên trước khi con đi học, bố mẹ cũng không nên cố gắng gượng ép con theo bất cứ một giáo trình nào, cứ thuận theo tự nhiên của con mà lựa.
  • Môi trường sống quyết định và ảnh hưởng lâu dài lên trẻ, vì vậy hãy cố gắng tạo ra môi trường tốt đẹp nhất cho con khi con còn nhỏ.

Về cơ bản tôi hoàn toàn đồng ý với các quan điểm trên, thực ra nó cũng củng cố cho 1 số quan điểm mà tôi đã định hình từ trước.

Một số quan điểm thú vị

Trong sách cũng đưa ra một số quan điểm hết sức thú vị mà khi đọc đến tôi thấy hết sức hả hê như việc dạy con hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ hay những việc chăm sóc hàng ngày cho con người mẹ phải đảm nhiệm, đừng đẩy cho chồng,... Những thứ mà tôi muốn đưa ngay cho vợ đọc để đỡ bớt cằng nhằn =)) Tuy nhiên, ngẫm lại thì tôi thấy nó hơi thiên cưỡng và phần nào có thể do tác giả là người Nhật, xuất phát từ văn hóa phụng sự chồng của người Nhật xưa (geisha hay J gì đó :))). Trong văn hóa hiện đại, tôi nghĩ rằng việc này nên công bằng cho cả 2, cả bố và mẹ đều phải cố gắng và trách nhiệm giống nhau.

Tóm lại đọc xong thấy mình vẫn còn phải làm nhiều, khi nào rảnh lại note lại sau.

Điểm chung: 8/10 (nên đọc)